Luật chia tài sản cho con cái- Pháp luật 24h

Luật chia tài sản cho con cái- Pháp luật 24h
Britons are never more comfortable than when talking about the weather.John Smith, Flickr.

Luật chia tài sản cho con cái cho phép bố mẹ có thể chia tài sản cho con khi còn sống hoặc sau khi mất. Tuy nhiên làm thế nào để số tài sản đó con cái được chia một cách hợp pháp và được pháp luật bảo vệ khi xảy ra tranh chấp?

Luật chia tài sản cho con cái cho phép bố mẹ có thể chia tài sản cho con khi còn sống hoặc sau khi mất. Tuy nhiên làm thế nào để số tài sản đó con cái được chia một cách hợp pháp và được pháp luật bảo vệ khi xảy ra tranh chấp?

Dưới đây là một số hình thức, những điều kiện và thủ tục cần thiết để bố mẹ chia tài sản cho con cái được pháp luật công nhận.

I- LUẬT CHIA TÀI SẢN CHO CON CÁI KHI BỐ MẸ CÒN SỐNG.

Trên thực tế, tài sản mà bố mẹ phân chia cho các con thường là những loại tài sản có giá trị lớn. Đó có thể là động sản như tiền bạc, xe, sổ tiết kiệm…Đó cũng có thể là bất động sản như nhà, đất…Việc phân chia thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào ý trí của bốmẹ.

Pháp luật quy định có những trường hợp việc phân chia tài sản cho con phải bắt buộc lập thành văn bản có công chứng chứng thực. Ví dụ bố mẹ phân chia tài sản là quyền sử dụng đất cho các con. Lúc này cần phải làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Sau đó thực hiện việc công chứng/ chứng thực hợp đồng tặng cho. Cuối cùng là làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho con.

Cũng có nhiều trường hợp, luật chia tài sản cho con cái không quy định phải lập thành văn bản. Ví dụ, bố mẹ phân chia tiền mặt, vàng hoặc các loại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu cho các con.

Tuy nhiên, dù thuộc trường hợp bắt buộc hay không bắt buộc thì cha mẹ khi tặng cho tài sản cho con cái thì nên lập thành văn bản. Đó sẽ là bằng chứng để giải quyết khi có phát sinh tranh chấp. Đặc biệt đối với những tài sản là bất động sản thì việc tặng cho bắt buộc phải lập thành văn bản có hiệu lực pháp luật (hợp đồng tặng cho tài sản).

Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 457 : Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Theo đó hợp đồng tặng cho có thể được chia làm hai loại là hợp đồng tặng cho bất động sản và hợp đồng tặng cho bất động sản.

Điều 458. Tặng cho động sản

– Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 459. Tặng cho bất động sản

– Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

– Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Trong trường hợp này, để có thể chia tài sản cho con cái thì bố, mẹ- chủ thể của hợp đồng tặng cho tài sản phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Bố, mẹ tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

II- LUẬT CHIA TÀI SẢN CHO CON CÁI SAU KHI BỐ MẸ CHẾT

Khi còn sống, nếu bố mẹ có mong muốn chia tài sản cho con cái sau khi chết thì có thể lập di chúc theo đúng trình tự pháp luật.

Di chúc thể hiện ý nguyện muốn để lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho con sau khi chết. Tuy nhiên trong một số trường hợp sau đây mặc dù có di chúc hợp pháp con cái cũng không được thừa kế số tài sản bố mẹ để lại theo di chúc:

– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ bố, mẹ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của bố, mẹ.

– Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng bố, mẹ;

– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, việc chia tài sản cho con cái vẫn sẽ được tiến hành theo di chúc , nếu bố, mẹ đã biết hành vi của con nhưng vẫn cho hưởng di sản theo di chúc.

Nếu con cái chưa vị thành niên hoặc đã vị thành niên nhưng không có khả năng lao động  sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được bố, mẹ cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Trong trường hợp, bố mẹ mất mà không để lại di chúc hợp pháp, việc chia tài sản cho con cái sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật.

  căn cứ vào Điều 651 BLDS 2015 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Con cái sẽ được chia tài sản bằng phần nhau và bằng với những người trong hàng thừa kế thứ nhất.

Posts Carousel

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked with *

Latest Posts

Top Authors

Most Commented

Featured Videos