Trong bài viết này, Pháp Luật xin trích dẫn một tình huống hỏi đáp của khách hàng. Tình huống này liên quan đến hành vi vu khống người khác. Cụ thể là mức xử phạt tội vu khống và vu khống người khác phải chịu trách nhiệm gì ?
- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật. Mục đích nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
I- LUẬT VU KHỐNG NGƯỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Pháp luật được xây dựng nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Mục đích cuối cùng cũng hướng tới việc bảo vệ uy tín, danh dự, quyền lợi chính đáng của con người – chủ thể của xã hội.
Hành vi vu khống người khác là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến:
- Nhân phẩm, danh dự người khác;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Luật vu khống người khác theo quy định pháp luật hiện hành
Đây là những khách thể quan trọng được pháp luật bảo vệ.
- Thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người được hiến pháp bảo vệ:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Mọi người được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Đây là nội dung đã được ghi nhận trong Điều 20 – Hiến pháp 2013.
Thể chế hóa quy định của Hiến pháp, Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định cụ thể về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:
- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
- Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
II – MỨC XỬ PHẠT TỘI VU KHỐNG BỊA ĐẶT

Mức xử phạt tội vu khống
Leave a Comment
Your email address will not be published. Required fields are marked with *