Nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
Politicians have looked weak in the face of such natural disaster, with many facing criticism from local residents. — Julia Slingo, ETF
Britons are never more comfortable than when talking about the weather.John Smith, Flickr.

Maecenas mauris elementum, est morbi interdum cursus at elite imperdiet libero. Proin odios dapibus integer an nulla augue pharetra cursus.

Nuôi con nuôi trước hết xuất phát từ lợi ích của người được nhận làm con nuôi, nhằm mang lại cho đứa trẻ một mái ấm gia đình, được yêu thương, chăm sóc, giáo dục. Bên cạnh đó, việc nuôi con nuôi cũng xuất phát từ nhu cầu tình cảm của người nhận nuôi, nhằm thiết lập quan hệ gắn bó giữa cha, mẹ và con cái. Trong giai đoạn quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng hiện nay, các quan hệ về hôn nhân và gia đình của công dân Việt Nam với người nước ngoài cũng ngày càng phát triển. Đặc biệt, việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài đã không còn là vấn đề xa lạ. Vậy, nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được hiểu như thế nào và trình tự, thủ tục tiến hành ra sao?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

I – NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được hiểu là việc nuôi con nuôi:

– Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;

– Giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam;

– Giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

Như vậy, có thể hiểu, nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc xác lập quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi giữa người nhận con nuôi và người được nhận nuôi có yếu tố nước ngoài. Trong đó, một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc giữa những người nước ngoài với nhau nhưng thường trú ở Việt Nam.

Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

II – ĐIỀU KIỆN NHẬN CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đặt ra trong các trường hợp sau:

Một là, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Hai là, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau:

a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

Ba là, công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

Bốn là, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

2. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

Pháp luật Việt Nam có sự kết hợp giữa nguyên tắc luật nơi thường trú và luật Việt Nam để điều chỉnh về điều kiện nhận nuôi. Cụ thể, người nhận con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

– Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

Có thể thấy, việc kết hợp các nguyên tắc luật điều chỉnh là vô cùng cần thiết để đảm bảo con nuôi được chăm sóc, và nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất.

3. Điều kiện đối với người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài

Căn cứ vào độ tuổi của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài, pháp luật có sự phân chia thành hai trường hợp như sau:

Một là, trẻ em dưới 16 tuổi.

Hai là, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Cần lưu ý rằng, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

III – BA LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI NHẬN CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

  1. Lưu ý về thứ tự ưu tiên khi lựa chọn gia đình thay thế

Theo quy định tại Điều 5 Luật nuôi con nuôi 2010, việc lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

(i) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

(ii) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;

(iii) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

(iv) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

(v) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Có thể thấy quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc giải quyết được ghi nhận ở Điều 4: “Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước”.

                                 

Lưu ý khi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Lưu ý khi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

2. Lưu ý về nguyên tắc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Bên cạnh nguyên tắc “Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước”, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung, bao gồm:

Một là, tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.

Hai là, việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi. Việc nhận con nuôi là tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

3. Lưu ý về việc hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ, tài liệu

Vì giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của người nhận con nuôi, hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận. Do đó, những giấy tờ này khi sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

IV – THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1. Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị 

  • Hồ sơ của người nhận con nuôi:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau:

– Đơn xin nhận con nuôi;

– Các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận, bao gồm: 

(i) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

(ii) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

(iii) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

(iv) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

(v) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

(vi) Phiếu lý lịch tư pháp;

(vii) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

– Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh:

+ Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi;

+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

+ Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu chứng minh người con nuôi đó với trẻ em đã được nhận làm con nuôi là anh, chị, em ruột;

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh trẻ em được nhận nuôi là trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo;

+ Giấy xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú người nước ngoài tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác chứng minh là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

»Lưu ý: Hồ sơ được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú. Trường hợp nhận con nuôi đích danh thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.
  • Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài:

– Các giấy tờ, tài liệu tương tự với trường hợp nhận con nuôi trong nước, bao gồm:

+ Giấy khai sinh

+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

+ Đối với trẻ em bị bỏ rơi: Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập.

+ Đối với trẻ em mồ côi: Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em đã chết.

+ Đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích: Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích.

+ Đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự: Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự.

+ Đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng: Quyết định tiếp nhận trẻ em của cơ sở nuôi dưỡng.

– Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

– Tài liệu chứng minh đã tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định nhưng không thành.

»Lưu ý: Hồ sơ được lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.
thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

2. Trình tự, thủ tục thực hiện

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010, thẩm quyền quyết định đăng ký nuôi con nuôi thuộc về các cơ quan sau:

– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

– Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được tiến hành theo trình tự sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người nhận con nuôi nộp hồ sơ tại Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi thuộc Bộ Tư pháp của nước nơi thường trú.

Trường hợp nhận con nuôi đích danh, người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Nếu có lý do chính đáng không thể trực tiếp nộp hồ sơ thì ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.

Trường hợp nhận con nuôi không đích danh mà người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam thì nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.

Bước 2: Kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được nhận làm con nuôi

Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh thì Sở Tư pháp đề nghị Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác minh. Cơ quan công an có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.

Sau khi kiểm tra, xác minh theo quy định, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp xem xét, quyết định.

Bước 3: Kiểm tra và chuyển hồ sơ của người được nhận làm con nuôi

Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra và xử lý hồ sơ của người nhận con nuôi trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp người nhận con nuôi đích danh, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Sau khi kết thúc thời hạn thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em, nếu trẻ em không được người trong nước nhận làm con nuôi thì Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được giới thiệu làm con nuôi thường trú để xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Giới thiệu trẻ em làm con nuôi

Thứ nhất,

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi, Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi và báo cáo với UBND cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, nếu UBND cấp tỉnh đồng ý thì thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp; nếu không đồng ý thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trước khi Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với UBND cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết. Nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì UBND cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để chấm dứt việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Thứ hai:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.

Bước 5: Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và tổ chức giao nhận con nuôi

Sau khi nhận được thông báo từ Bộ Tư Pháp, Sở Tư pháp trình UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Ngay sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.

Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi, tổ chức giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ gia đình.

V – DỊCH VỤ HỖ TRỢ THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Nhằm đáp ứng nhu cầu nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài của các gia đình hiện nay, Luật Ba Đình tự hào mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý. Với kinh nghiệm cùng sự tận tâm của mình, chúng tôi mong muốn được hỗ trợ khách hàng với khung pháp lý tốt nhất, phòng tránh các rủi ro có thể phát sinh sau này. 

7 comments

Posts Carousel

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked with *

7 Comments

  • a31bbbe5874f4dcb8c335923f290963d?s=100&d=mm&r=g
    Linda Gareth
    Tháng Ba 6, 2015, 2:55 chiều

    Donec ipsum diam, pretium maecenas mollis dapibus risus. Nullam tindun pulvinar at interdum eget, suscipit eget felis. Pellentesque est faucibus tincidunt risus id interdum primis orci cubilla gravida.

    REPLY
  • fadb7ac24bf156fa4461a8f3fafd6236?s=100&d=mm&r=g
    Alex Holden
    Tháng Ba 6, 2015, 2:55 chiều

    Maecenas dolor, sot donec ipsum diam, pretium gravida nulla maecenas mollis dapibus risus. Nullam tindun pulvinar at interdum eget, suscipit eget felis. Pellentesque est faucibus tincidunt.cubilla gravida.

    REPLY
  • 5e6d69d7271f9a8f3354f3ed4dd0477e?s=100&d=mm&r=g
    Anna Shubina
    Tháng Ba 6, 2015, 2:56 chiều

    Donec ipsum diam, pretium maecenas mollis dapibus risus. Nullam tindun pulvinar at interdum eget, suscipit eget felis. Pellentesque est faucibus tincidunt risus id interdum primis orci cubilla gravida.

    REPLY
    • fadb7ac24bf156fa4461a8f3fafd6236?s=100&d=mm&r=g
      Alex Holden@Anna Shubina
      Tháng Ba 6, 2015, 2:56 chiều

      Maecenas dolor, sot donec ipsum diam, pretium gravida nulla maecenas mollis dapibus risus. Nullam tindun pulvinar at interdum eget, suscipit eget felis. Pellentesque est faucibus tincidunt.cubilla gravida.

      REPLY
    • c1cc1e2250b44b4310f4ff55adb0f473?s=100&d=mm&r=g
      Lian Holden@Anna Shubina
      Tháng Ba 6, 2015, 2:57 chiều

      Donec ipsum diam, pretium maecenas mollis dapibus risus. Nullam tindun pulvinar at interdum eget, suscipit eget felis. Pellentesque est faucibus tincidunt risus id interdum primis orci cubilla gravida.

      REPLY
  • cad24bd232021f89d8cbc3bea5e9ed87?s=100&d=mm&r=g
    Heather Dale
    Tháng Ba 6, 2015, 2:57 chiều

    Maecenas dolor, sot donec ipsum diam, pretium gravida nulla maecenas mollis dapibus risus. Nullam tindun pulvinar at interdum eget, suscipit eget felis. Pellentesque est faucibus tincidunt.cubilla gravida.

    REPLY
    • c1cc1e2250b44b4310f4ff55adb0f473?s=100&d=mm&r=g
      Lian Holden@Heather Dale
      Tháng Ba 6, 2015, 2:58 chiều

      Donec ipsum diam, pretium maecenas mollis dapibus risus. Nullam tindun pulvinar at interdum eget, suscipit eget felis. Pellentesque est faucibus tincidunt risus id interdum primis orci cubilla gravida.

      REPLY

Latest Posts

Top Authors

Most Commented

Featured Videos