Maecenas mauris elementum, est morbi interdum cursus at elite imperdiet libero. Proin odios dapibus integer an nulla augue pharetra cursus.
Hiện nay, ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, các thủ tục giải quyết vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Nên Luật hôn nhân và gia đình cũng có quy định riêng về vấn đề này. Hôm nay, Luật Ba Đình xin gửi đến các bạn những thông tin và thủ tục liên quan đến việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
I. Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì? Thực trạng này diễn ra như thế nào tại Việt Nam.
1,Khái niệm
“Ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc ly hôn giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa các bên là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam; giữa người Việt Nam với nhau nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”
Theo điều 127 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định
- Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
- Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
- Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
2, Thực trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

Thực trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày một gia tăng. Việc giải quyết các vụ ly hôn này cũng ngày càng khó khăn và phức tạp hơn. Tuy nhiên người trong cuộc lại thường lúng túng khi giải quyết vấn đề này. Vì vậy rất mong sau bài viết này sẽ giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
II, Trình tự thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài.
1, Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình và Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện (khoản 3 Điều 123)
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đã có sự thông nhất về thẩm quyền so với Bộ luật Tố tụng dân sự cũ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và điểm a khoản 1 Điều 35 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.
2, Hồ sơ cần chuẩn bị.
- Bản chính Giấy kết hôn ( nếu có), trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Giấy khai sinh của các con (nếu có con);
- Bản sao chứng thực CMTND; Bản sao chứng thực hộ khẩu;
- Đơn xin ly hôn: Đơn xin ly hôn do bên không thường trú tại Việt Nam làm và thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự rồi chuyển về cho bên thường trú tại Việt Nam ký. Về tài sản chung và con chung hai bên có thể tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu tòa giải quyết và ghi rõ trong đơn xin ly hôn;
- Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có).
3, Các bước thực hiện thủ tục ly hôn.

Thủ tục ly hôn
Bước 1: Nộp hồ sơ hợp lệ về việc xin ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Trong thời hạn 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án mở phiên hòa giải tại tòa và tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa theo thủ tục sơ thẩm.
Lưu ý: Pháp luật không yêu cầu đơn ly hôn phải thông qua hòa giải tại cơ sở (UBND xã, phường, Công đoàn cơ quan,…) Tuy nhiên, trên thực tế nhiều Tòa án vẫn bắt buộc có bước hòa giải này.
Xem thêm:Thủ tục ly hôn
4, Thời hạn giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Tùy vào từng vụ việc cụ thể mà thời hạn giải quyết khác nhau. Trên cơ sở luật định thì thời hạn chuẩn bị xét xử là từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; Thời hạn mở phiên tòa từ 01 – 02 tháng kể từ ngay có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
HOTLINE tư vấn miễn phí 19006593.
III, Các tình huống thường gặp và cách giải quyết.
1, Ly hôn khi hai vợ chồng cùng ở nước ngoài.
TH1: Vợ chồng anh B cùng lấy nhau tại Việt Nam, sau 5 tháng hai vợ chồng sang Nhật lao động. Chung sống một thời gian, do không hợp nhau nên họ quyết định ly hôn. Vậy họ sẽ giải quyết các thủ tục ly hôn tại nước nào nếu họ không thể về nước.
Trả lời: Cả hai vợ chồng đang sống tại Nhật nên thủ tục ly hôn sẽ được giải quyết tại nước sở tại. Sau khi có bản án hoặc quyết định ly hôn của tòa án nước ngoài sẽ gửi về tòa án tại Việt Nam để công nhận.
Thủ tục cần chuẩn bị:
+ Đơn khởi kiện ly hôn
+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;
+ Bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng;
+ Giấy tờ chứng minh tài sản chung.
2, Ly hôn khi có một người là người Việt Nam, người còn lại là người ngoại quốc.
TH2: Hai vợ chồng lấy nhau, chồng là người Hàn Quốc, vợ là người Việt Nam. Họ kết hôn tại Hàn Quốc, nhưng bây giờ người vợ đã về Việt Nam. Nhưng giờ người vợ muốn li hôn với chồng do cuộc sống không hạnh phúc. Các thủ tục giải quyết là gì?
Trả lời: Căn cứ Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định Ly hôn có yếu tố nước ngoài, hiện tại người vợ đang sinh sống tại Việt Nam và muốn ly hôn thì sẽ tiến hành theo thủ tục luật pháp Việt Nam.
Thủ tục ly hôn:
+ Đơn khởi kiện ly hôn
+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;
+ Bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng;
+ Giấy tờ chứng minh tài sản chung.
3, Ly hôn khi có vợ hoặc chồng cư trú bất hơp pháp tai nước ngoài.
TH3: Vợ chồng chị H lấy nhau được 5 năm, đã có một người con trai. Sau khi kết hôn được 2 năm anh A đi lao động bất hợp pháp bên nước ngoài. Làm được một thời gian anh A quan hệ với người phụ nữ khác tại nơi làm việc. Nên chị H quyết định ly hôn. Anh A không đồng ý ly hôn đồng thời cũng không thể cung cấp địa chỉ nơi ở hiện tại. Vậy chị H sẽ phải giải quyết như thế nào?
Trả lời: Do anh A không đồng ý ly hôn nên chị H sẽ ly hôn đơn phương.
Thủ tục ly hôn đơn phương:
+ Đơn khởi kiện ly hôn;
+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;
+Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con chung (nếu có con chung);
+ Bản sao có chứng thự CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng;
+ Giấy tờ chứng minh tài sản chung.
Hồ sơ trên chị H sẽ gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà chồng chị cư trú trước khi anh ấy sang nước ngoài. Do anh A không cung cấp địa chỉ nơi ở hiện tại nên không được tham gia các phiên xét xử. Vậy nên anh sẽ bất lợi khi giành quyền nuôi con hoặc phân chia tài sản.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài. Nếu trong bản tư vấn có điều gì chưa rõ ràng hoặc quý khách cần được tư vấn chi tiết thì xin liên hệ tổng đài tư vấn trực tuyến 19006593. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp cho quý khách.
Leave a Comment
Your email address will not be published. Required fields are marked with *