Khi một cá nhân chết đi, tài sản của họ sẽ trở thành di sản. Di sản của người chết sẽ được chuyển giao cho những người còn sống. Thủ tục chuyển giao này được thực hiện thông qua chế định về thừa kế. Thừa kế được chia thành hai trường hợp là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Sau khi mở thừa kế, cần chuyển giao di sản giữa người đã chết và người còn sống. Trước khi chuyển giao, cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND cấp xã. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND ? Thủ tục kê khai di sản thừa kế sẽ được thực hiện thế nào ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Khi một cá nhân chết đi, tài sản của họ sẽ trở thành di sản. Di sản của người chết sẽ được chuyển giao cho những người còn sống. Thủ tục chuyển giao này được thực hiện thông qua chế định về thừa kế. Thừa kế được chia thành hai trường hợp là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Sau khi mở thừa kế, cần chuyển giao di sản giữa người đã chết và người còn sống. Trước khi chuyển giao, cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND cấp xã. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND ? Thủ tục kê khai di sản thừa kế sẽ được thực hiện thế nào ? Hãy cùng Pháp Luật 24h tìm hiểu.
I. Di sản thừa kế là gì ? Thế nào là thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND ?
1. Di sản thừa kế là gì?
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Khi người chết để lại di chúc thì những người được hưởng di sản sẽ được thừa kế theo di chúc. Người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.
2. Thủ tục kê khai di sản thừa kế tại UBND là gì? Mục đích là xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại.
Tuy nhiên, khai nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng chỉ xảy ra trong 02 trường hợp:
- Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;
- Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.
II. Pháp luật quy định về thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND như thế nào?
Theo Bộ Luật Dân sự 2015, Nghị định 23/2015/NĐ – CP thì việc khai nhận di sản thừa kế tại UBND được thực hiện theo lựa chọn của những người kế. Pháp luật không bắt buộc người thừa kế phải khai nhận di sản tại UBND hay tổ chức hành nghề công chứng. Nhưng pháp luật quy định tại Điều 5 của nghị định này thì việc khai nhận di sản thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND.
– Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thảm quyền giải quyết các trường hợp liên quan đến bất động sản.
– UBND cấp xã, phường, thị trấn có thẩm quyền giải quyết đối với trường hợp khai nhận di sản là tài sản liên quan đến đất đai, nhà ở.

Quy định pháp luật về thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND
III. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND. Thủ tục kê khai di sản thừa kế.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND cần chuẩn bị những hồ sơ, quy trình như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
3.1. Hồ sơ cần chuẩn bị để khai nhận di sản thừa kế tại UBND phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
– Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản theo mẫu (Tải tại đây).
– Di chúc của người đã mất (nếu có).
– Giấy tờ tùy thân: CCCD, hộ chiếu, SHK, CMT
– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ chứng minh rằng người để lại di sản đã chết.
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm,…
– Những giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với người để lại di sản như: SHK, giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn, giấy xác nhận việc nuôi con nuôi.
3.2 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Sau khi chuẩn bị xong các giấy trờ trê, người thực hiện khai nhận di sản thừa kế đem hồ sơ đến UBND nộp. Cán bộ tiếp nhận sẽ tiến hành tiếp nhận và kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ. Nếu thiếu hoặc điền không không đúng sẽ có hướng dẫn sửa đổi, bổ sung.
Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia khai nhận di sản trên tinh thần: Tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối, đầy đẩu năng lực nhận thức thực hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ thủ tục kê khai di sản thừa kể
3.3 Chứng thực việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND.
Sau khi nhận được hồ sơ, kiểm tra hồ sơ đầy đủ tại thời điểm chứng thực. Các bên dựa trên tinh thần tự nguyện, minh mẫn, làm chủ được hành vi thì sẽ thực hiện chứng thực.
Tại thời điểm chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế, tất cả những người khai nhận phải có mặt ở để thực hiện chứng thực.
Người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của người chứng thực. Nếu thấy nghi ngờ khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.
Người yêu cầu chứng thực không ký nhận được thì phải điểm chỉ. Trong trường hợp không đọc không nghe được, không ký được, không điểm chỉ được thì sẽ có 02 người làm chứng. Người làm chứng phải đảm bảo đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích liên quan đến di sản thừa kế.
Người thực hiện chứng thực văn bản khai nhận phải tiến hành ghi lời chứng thực vào văn bản, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu vài sổ chứng thực.
Như vậy, việc thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND đã hoàn thành.
3.3.1. Lời chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế tại UBND
Theo Nghị định 23/2015/NĐ – CP: “Lời chứng thực văn bản khai nhận di sản”
Ngày…..tháng….năm…..( Bằng chữ…..)
Tại UBND ……..Tôi……………………., là………………
Chứng thực
Văn bản khai nhận di sản này được lập bởi ông/ bà…………CCCD/ Hộ chiếu số:……………….
– Ông/ bà ………………đã cam đoan là người thừa kế……………………và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai nhận di sản.
– Tại thời điểm chứng thực, ông/ bà………………..minh mẫn, nhận thức và làm chủ hành vi của mình và đã ký/điểm chỉ vào văn bản khai nhận di sản này trước mặt tôi.
– Văn bản khai nhận di sản này được lập thành………..bản chính (mỗi bản chính gồm…..tờ, trang); cấp cho người khi nhận di sản…bản, lưu tại Phòng Tư pháp/ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn 01 bản.
Số chứng thực……………quyển số………(1) – SCT/HĐ, GD
Ngày…………..tháng…………năm…………
Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu.
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế.
3.4 Trình tự, thủ tục công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế
3.4.1 Trình tự tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại UBND.
– Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.
– Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực.
– Người khai nhận di sản phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, nếu văn bản khai nhận di sản có từ hai trang trở lên thì phải ký vào từng trang.
3.3.2. Các trường hợp đối với người kê khai, nộp hồ sơ tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại UBND
Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ. Nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng.
Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.
– Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ) ghi lời chứng theo mẫu quy định.
– Người thực hiện chưng thực ký vào từng trang của văn bản khai nhận di sản.
– Văn bản khai nhận có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực. Số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản thỏa thuận. Trường hợp văn bản khai nhận có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch.
3.4.2 Thời hạn giải quyết thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục khai nhận di sản thừa kế là UBND xã, phường, thị trấn. Thời gian xử lý hồ sơ thường không quá 2 ngày làm việc. Kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
IV. Dịch vụ tư vấn về thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND. Thủ tục kê khai di sản thừa kế.
Trên đây là các thông tin về thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND, kê khai di sản thừa kế. Để được hỗ trợ và tư vấn kỹ hơn về thủ tục này, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trong thười gian sớm nhất.
Tham khảo các bài viết sau đây:
–Cách viết di chúc thừa kế tài sản, đất đai.
– Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
– Cách viết di chúc thừa kế tài sản đất đai.
Leave a Comment
Your email address will not be published. Required fields are marked with *