Tranh chấp hợp đồng tín dụng

Tranh chấp hợp đồng tín dụng

Maecenas mauris elementum, est morbi interdum cursus at elite imperdiet libero. Proin odios dapibus integer an nulla augue pharetra cursus.

Hợp đồng tín dụng là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng như: ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước,… với các cá nhân, tổ chức về việc cho vay một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể thấy rằng hợp đồng tín dụng là một trong những nội dung có khả năng xảy ra tranh chấp khá cao. Nội dung tranh chấp hợp đồng tín dụng cơ bản liên quan đến các vấn đề thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay. Cụ thể như: lãi suất, thời hạn trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm, giải ngân,… . Sau đây Luật Ba Đình sẽ trích dẫn một số tình huống hỏi đáp điển hình về tranh chấp hợp đồng tín dụng. Từ đó giúp bạn đọc hiểu hơn về nội dung này.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng

I. TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VỀ LÃI SUẤT

1. Câu hỏi của khách hàng

Chào Luật sư, năm ngoái tôi có vay bên ngân hàng X khoản tiền 200.000.000 VNĐ để lo việc gia đình với mức lãi suất 1,5%/tháng trong vòng 1 năm. Nay đến hạn ngân hàng có yêu cầu tôi thanh toán 200.000.000 VNĐ gốc và 36.000.000 VNĐ tiền lãi. Tôi không nghĩ tiền lãi lại nhiều đến thế. Vậy Luật sư cho tôi hỏi ngân hàng tính tiền lãi của tôi như thế đã đúng theo thỏa thuận và pháp luật chưa?

2. Trả lời của Luật sư

Chào bạn, đây là một trường hợp thường gặp trong tranh chấp hợp đồng tín dụng. Với trường hợp của bạn, chúng tôi đưa ra một số quan điểm như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì:

“Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.”

Theo thông tin trên của bạn thì lãi suất năm của bạn sẽ bằng:

lãi suất theo tháng x 12 tháng x 100% = 1,5% x 12 x 100% = 18%.

Từ đó suy ra số tiền lãi bạn phải trả là: Nợ gốc x lãi suất x thời hạn vay = 200.000.000 x 1,5% x 12 = 36.000.000.

Lãi suất trên không vượt quá lãi suất quy định của pháp luật nên nó là hợp pháp. Đồng thời, theo công thức trên thì số tiền lãi mà bạn phải trả cho ngân hàng X là đúng 36.000.000 VNĐ.

II. TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM(TSBĐ)

1. Câu hỏi của khách hàng

Tôi và chồng kết hôn từ năm 2018. Đến một ngày ngân hàng đến thu hồi chiếc xe ô tô của chúng tôi với lý do chồng tôi lấy nó làm TSBĐ để vay tiền. Nay đến hạn vì không đủ khả năng thanh toán nên ngân hàng tiến hành thu hồi TSBĐ. Mặc dù xe chồng tôi mua từ năm 2017 trước khi kết hôn nhưng tôi và chồng sau khi kết hôn đều cùng sử dụng.

Thế nhưng tôi chưa ký vào hồ sơ đồng ý thế chấp nào thì việc chồng tôi tự ý lấy xe làm TSBĐ có hợp pháp không? Ngân hàng có quyền thu hồi xe ô tô của chúng tôi không?

Tranh chấp hợp đồng tín dụng tài sản bảo đảm

Tranh chấp hợp đồng tín dụng tài sản bảo đảm

2. Trả lời của Luật sư

Căn cứ vào khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

Theo như thông tin bạn cung cấp thì xe ô tô được chồng bạn mua từ năm 2017 tức là trước khi kết hôn. Vì vậy nó không phải là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Ở đây ô tô được xem là tài sản riêng của chồng bạn. Vì vậy chồng bạn có quyền tự mình sử dụng nó làm TSBĐ để vay tiền ở ngân hàng mà không cần sự đồng ý của bạn.

Ngân hàng có thẩm quyền thu hồi xe của chồng bạn không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 299 BLDS 2015 và khoản 2 Điều 95 Luật CTCTD 2010. Thì khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên cho vay có quyền xử lý TSBĐ. Vì vậy, trong trường hợp đến hạn mà chồng bạn không trả nợ cho ngân hàng. Thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản là chiếc ô tô mà chồng bạn đã dùng làm TSBĐ.

III. TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VỀ THỜI HẠN TRẢ NỢ

1. Câu hỏi của khách hàng

Chào Luật sư, tôi có vay ngân hàng một khoản tiền để đầu tư kinh doanh nhưng hoạt động kinh doanh không ổn định. Nay đến hạn tôi không có đủ tài chính để thanh toán tiền nợ thì có cách nào giải quyết không? Tôi có bị phạt hợp đồng không?

2. Trả lời của Luật sư

Chúng tôi cũng nhận được nhiều thắc mắc như bạn đối với vấn đề tranh chấp hợp đồng tín dụng về thời hạn trả nợ. Trong trường hợp đến hạn mà bạn chưa có đủ tài chính để trả thì căn cứ vào Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN bạn có thể thỏa thuận với TCTD về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ. TCTD sẽ xem xét đề nghị của bạn từ đó đưa ra giải pháp phù họp.

Trên đây là một vài thắc mắc mà chúng tôi nhận được trong quá trình hỗ trợ khách hàng về tranh chấp hợp đồng tín dụng. Bạn có thể liên hệ Luật Ba Đình để biết thêm thông tin chi tiết về các vấn đề pháp lý nói chung, vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo hotline 1900.088.800.

Posts Carousel

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked with *

Latest Posts

Top Authors

Most Commented

Featured Videos