Bạn tôi vay mượn tôi tiền mà không trả có phạm tội gì không?
Trong trường hợp này tôi cần xử lí như thế nào?
Câu hỏi: Thưa luật sư. Tháng 8/2019, tôi có cho một người bạn vay khoản tiền là 20.000.000 VNĐ ( hai mươi triệu đồng ). Đến nay, tôi đã nhiều lần yêu cầu người bạn này trả lại tôi số tiền này. Tuy nhiên, người này không trả.
Vậy bạn tôi vay mượn tôi tiền mà không trả như vậy có phạm tội gì không?
Trong trường hợp này tôi cần xử lí như thế nào?
Luật sư trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Pháp Luật 24h. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Hiện nay, vay mượn tiền không trả là một thực trạng tranh chấp tương đối phổ biến. Về cơ bản, vấn đề vay nợ thuộc phạm vi của Luật dân sự. Chính vì vậy, pháp luật đã có những quy định cụ thể về các trường hợp pháp lý xảy ra khi vay mượn tiền không trả. Do bạn không nói cụ thể nên để kết luận bạn của bạn có phạm tội gì hay không, chúng tôi đặt ra hai trường hợp như sau:
1. Trường hợp thứ nhất, người bạn đó vay mượn tiền không trả do không có khả năng trả nợ.
Việc vay mượn tiền là do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, không trái quy định của Bộ luật dân sự 2015. Các bên phải thực hiện theo đúng thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình. Đây là nội dung được quy định tại điều 466 Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Theo Khoản 1 điều 466 về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay, thì trong trường hợp này, bạn của bạn cần phải trả đủ số tiền 20000000 đồng khi đến hạn.

Truong-hop-khong-tra-do-khong-co-kha-nang-tra-no
Tuy nhiên, khi một bên không có khả năng trả nợ thì các bên có thể tiếp tục thương lượng với nhau. Trường hợp không thể thương lượng, bên vay không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân dự, và các bên có thể yêu cầu tòa án dân sự giải quyết. Bạn cần thực hiện các thủ tục tại tòa án dân sự, theo quy định tại điều 351 Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
“Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.”
Tòa án sẽ xem xét và ra quyết định yêu cầu bên vay trả lại tiền cho bạn. Nếu bên vay vẫn không tự nguyện trả nợ thì bên thi hành án sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thực hiện bản án của tòa. Tuy nhiên sẽ có 02 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Bên vay có tiền, tài sản để trả nợ thì sẽ cưỡng chế để trả nợ
Trường hợp 2: Bên vay không có khả năng chi trả nợ thì đây sẽ là rủi ro của bạn. Ban sẽ phải chờ khi nào bên vay có tiền hoặc tài sản thì mới trả nợ được cho bạn
2. Trường hợp thứ hai, người bạn vay mượn tiền không trả là do cố tình trốn không trả nợ.
Với số tiền vay là 20.000.000 VNĐ, cùng hành vi cố tình không trả nợ thì sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật Hình sự.
Trường hợp này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy vào trường hợp cụ thể mà sẽ xử lý theo điều 174 hoặc điều 175, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Tội này sẽ đặt ra trong trường hợp bạn và bên vay giao kết giao dịch vay bằng hình thức hợp đồng. Sau khi có được số tiền đã vay, bên vay dùng thủ đoạn chiếm đoạt tài sản như: bỏ trốn, hoặc có điều kiện, khả năng chi trả nhưng cố tình không trả, hoặc đã sử dụng số tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ;…
Trong trường hợp của bạn, nếu người bạn kia có hành vi, thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người bạn,( số tiền trị giá từ 20000000 đồng) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Nếu phát hiện người bạn kia còn phạm tội đối với bạn nhưng có dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Dùng thủ đoạn xảo quyệt;…

Vay-muon-tien-khong-tra-do-co-tinh
– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Trường hợp này được đặt ra khi ngay từ đầu bên vay tiền đã có ý định chiếm đoạt số tiền vay. Bên vay dùng thủ đoạn gian dối như: nói dối, dựng chuyện, bịa chuyện,…để lừa dối bạn, để bạn cho vay tiền rồi không trả để chiếm đoạt số tiền đó. Chính vì vậy, nếu trong trường hợp này, bạn cần làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Trong tình huống của bạn, nếu người bạn kia vay mượn tiền của bạn mà có các dấu hiệu hành vi sau: Vay, mượn tiền bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt luôn số tiền đó hoặc đến thời hạn trả lại tiền mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Vay, mượn tiền bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng số tiền trên vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại khoản nợ. Thì người bạn đấy có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Đặc biệt, nếu phát hiện người bạn kia còn phạm tội có tổ chức, tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm,… thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Để có thể tìm hiểu cụ thể quy định của các điều điều 174 hoặc điều 175, Bộ luật hình sự 2015. Bạn có thể tìm đọc Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
3. Trong trường hợp khi bạn của bạn đã vay mượn tiền mà không trả, bạn có thể tham khảo các việc cần làm sau:
– Liên lạc với người bạn kia và thỏa thuận lại về thời hạn trả nợ.
– Nếu người bạn vẫn không chịu trả thì hãy phân tích cho bạn hiểu quy định của pháp luật: nếu như vay mượn tiền không trả thì có thể phạm những tội gì? Hậu quả pháp lý nào có thể xảy ra?
– Trao đổi với bạn về những việc mình sẽ thực hiện nếu bạn vẫn kiên quyết không trả tiền: Có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền hoặc trình báo với cơ quan chức năng, thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi của bản thân.
4. Lưu ý khi cho vay mượn tiền để hạn chế trường hợp bên vay mượn tiền không trả dẫn đến những rủi ro không mong muốn.
Qua câu hỏi của bạn, chúng tôi đưa ra một số lưu ý cho bạn nói riêng và quý khách hàng nói chung những lưu ý khi cho vay mượn tiền để tránh rủi ro, khó đòi. Dù người vay là bạn bè, người thân hay người lạ, thì khi cho vay mượn, đặc biệt đối với số tiền hoặc tài sản có giá trị lớn thì nên chú ý các vấn đề sau:
– Khi cho vay, cần cân nhắc về mục đích vay và số tiền cho vay.
– Soạn thảo hợp đồng vay theo quy định của pháp luật. Trong đó có nêu đầy đủ chính xác các thong tin về các bên trong hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên, có chữ kí của các bên và có thể có chứng năng cơ quan có thẩm quyền hoặc người làm chứng khi trao tiền và kí hợp đồng
– Nên giữ lại, tránh làm mất và hư hỏng hợp đồng, đề phòng các vấn đề pháp lí nếu xảy ra, đồng thời photo, công chứng bản hợp đồng thành nhiều bản.
Trên đây là những tư vấn của Pháp Luật 24h đối với câu hỏi về Vay mượn tiền không trả phạm tội gì? của bạn. Hi vọng bạn có thể có cách giải quyết hợp lí nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ Pháp Luật để được tư vấn, giải đáp.
Leave a Comment
Your email address will not be published. Required fields are marked with *